Thợ Xây Dựng
Xây Nhà Phố Trọn Gói

Đơn giá xây dựng trần thạch cao tốt nhất 2020

Trần thạch cao đã và đang là xu hướng mới trong ngành xây dựng. Đây là giải pháp tối ưu để thay thế cho trần đúc, trần bê tông, gỗ hoặc tấm trần nhựa. Thậm chí, nhiều người dễ nhìn nhầm trần thạch cao là trần đúc thật nếu không tinh mắt.

Trần thạch cao luôn được các kiến trúc sư, người tiêu dùng sử dụng như một vật liệu không thể thiếu trong trang trí nội thất cũng như xây dựng do ưu điểm nhẹ, dễ uốn lượn, dễ tạo kiểu hình khối, cách điệu… đồng thời che lấp được các khuyết điểm xấu trên trần nhà do việc sử dụng lắp đặt các thiết bị như điện, điều hòa, dầm bê tông… để lại.

Làm trần thạch cao là xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn cho ngôi nhà của mình.

Tuy nhiên, để chọn được mẫu trần thạch cao đẹp, phù hợp với tổng thể kiến trúc và bền vững theo thời gian, bạn cần phải lưu ý tới nhiều vấn đề trước khi quyết định làm kiểu trần này cũng như trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng.

Tìm hiểu về trần thạch cao

Trần thạch cao là loại trần nhà được làm từ các tấm thạch cao. Các tấm này được gắn cố định bởi hệ khung vững chắc bên dưới trần bê tông. Chi tiết hơn, trần thạch cao là tổ hợp của các lớp vật liệu bao gồm khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan. Chức năng chính của các vật liệu như sau:

Khung xương thạch cao: Cố định hệ trần theo khung xương có sẵn, tối ưu tính vững chắc để lên thạch cao, sơn bả.

Tấm trần thạch cao: Bộ phận liên kết trực tiếp với khung xương thông qua vít chuyên dụng, tạo độ phẳng cho trần.

Sơn bả: Có tác dụng tạo độ mịn, đều màu cho bề mặt trần nhà.

XEM THÊM: Cẩm nang thi công xây dựng: Điều cần biết từ A đến Z

Ưu, nhược điểm của trần thạch cao

Trần thạch cao gồm 2 loại chính là trần nổi và trần chìm. Trong đó, trần chìm gồm trần phẳng và trần giật cấp. Mỗi loại trần thạch cao có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó, thay vì phó mặc tất cả cho đội ngũ thiết kế và thi công, bạn cần tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn được kiểu trần phù hợp nhất với nhà mình.

Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần thạch cao thả. Đây là kiểu trần có phần khung xương nổi trên bề mặt sau khi hoàn thiện.

Ưu điểm

Thi công đơn giản, nhanh gọn nên tiết kiệm được chi phí nhân công

Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi xảy ra sự cố hoặc thay mới

Trần nhà ít bị cong võng sau khi thi công

Giúp giấu gọn hệ thống đường ống nước, dây điện, dây mạng

Nhược điểm

Khó thay đổi mẫu mã vì trần nổi thường sử dụng các mẫu tấm với kích thước cố định.

Thi công làm trần thạch cao.

Tính thẩm mỹ không cao do các mẫu tấm kích thước nhỏ tạo cảm giác không gian như bị chia nhỏ, manh mún.

Hình ảnh  phòng khách hiện đại với trần thạch cao thả màu trắng, họa tiết đơn giản

Trần thạch cao thả màu trắng, họa tiết đơn giản tạo cảm giác thoáng rộng hơn cho phòng khách và không gian sinh chung của gia đình.

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, do đó bạn không thể nhìn thấy các khung xương này và có cảm giác giống như trần bê tông thông thường được sơn bả đẹp mắt. Trần thạch cao chìm gồm 2 loại trần phẳng và trần giật cấp với những ưu, nhược điểm nhất định.

Trần thạch cao phẳng

Ưu điểm của trần phẳng là quá trình thi công đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Vì giản lược tối đa các chi tiết trang trí nên trần phẳng tạo cảm giác cao thoáng hơn cho không gian nhà. Đây là kiểu trần thạch cao phù hợp để thiết kế nội thất căn hộ chung cư, nhà phố.

Tuy nhiên, mẫu mã trần thạch cao phẳng không đa dạng, dễ lộ khuyết điểm nếu đội thợ thi công không chuyên nghiệp. Chẳng hạn, nếu xử lý mối nối không cẩn thận thì trần bị gồ, ảnh hưởng tới thẩm mỹ chung.

Trần thạch cao giật cấp

Mẫu trần thạch cao khá đa dạng và nhiều lựa chọn.

Giới kiến trúc sư cho rằng, đây là kiểu trần thạch cao có tính thẩm mỹ cao nhất, mẫu mã đa dạng, mang đến vẻ đẹp sang trọng, quyến rũ cho ngôi nhà. Hơn nữa, trần giật cấp cũng phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Chính bởi vậy, kiểu trần này dù chi phí đắt đỏ hơn nhưng vẫn rất được ưa chuộng, đặc biệt là trong thiết kế phòng khách.

Hạn chế của trần thạch cao giật cấp là quá trình thi công phức tạp nên tốn nhiều công sức, kinh phí hơn so với trần nổi. Mặt khác, khi trần bị hỏng hóc, gia chủ cần phải sửa lại toàn bộ chứ không thể gỡ ra từng tấm và thay mới các tấm bị hỏng.

XEM THÊM: Thi công nhà dân dụng: Quy trình và kinh nghiệm

Những lưu ý khi sử dụng trần thạch cao

Chọn kiểu trần phù hợp

Như đã trình bày ở phần trên, trần thạch cao có 2 loại chính là trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi. Bạn nên căn cứ vào ưu, nhược điểm của từng kiểu trần để có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho không gian sống nhà mình. Thực tế cho thấy, trần thạch cao nổi thường được ứng dụng ở các công trình công cộng như hội trường, văn phòng, trường học. Trong khi đó, trần thạch cao chìm được sử dụng nhiều trong các căn hộ chung cư, nhà riêng, biệt thự…

Ngoài kiểu trần thạch cao chìm và nổi, loại trần này còn được phân chia theo tính năng gồm trần thạch cao chống ẩm, chống cháy, chịu lực, cách âm hay tiêu âm. Việc lựa chọn đúng tính năng của trần thạch cao không chỉ giúp phát huy tối đa hiệu quả chúng mang lại mà còn góp phần kiến tạo không gian sống tiện nghi, thoải mái nhất.

Chọn phong cách hài hòa với tổng thể

Sau khi đã chọn được kiểu trần phù hợp, bạn cần lưu ý tới phong cách thiết kế trần thạch cao sao cho hài hòa với tổng thể không gian nhà. Chẳng hạn, với nội thất phong cách cổ điển thì bạn nên chọn mẫu trần thiên về cổ điển thay vì trần hiện đại. Bởi lẽ, nếu phong cách trần và nội thất không đồng nhất sẽ khiến tổng thể chung của công trình mất cân đối, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ.

Với căn phòng có khoảng cách từ sàn tới trần từ 2,9-3m, bạn nên chọn vật liệu nhẹ để thi công dễ dàng. Nếu chiều cao căn phòng hạn chế, gia chủ không nên lựa chọn các mẫu trần thạch cao giật nhiều cấp, chi tiết quá cầu kỳ, rườm ra bởi điều này có thể tạo cảm giác bí bức, tù túng cho người dùng.

Chọn vật tư đồng bộ, chính hãng

Đây là yêu cầu bắt buộc khi làm trần thạch cao cho nhà ở. Gia chủ cần lựa chọn được những sản phẩm vật tư chính hãng và đồng bộ nhằm đảm bảo độ bền, tính năng của trần cũng như sự an toàn trong quá trình thi công, sử dụng. Trong đó, khung xương là phần vô cùng quan trọng trong hệ trần thạch cao. Chức năng của khung xương là nâng đỡ toàn bộ hệ trần cùng các phụ kiện khác như đèn chiếu sáng, đèn chùm, hệ thống dây điện. Thế nên, bạn nên ưu tiên lựa chọn hệ khung xương chính hãng, vững chắc để sử dụng lâu dài và đảm bảo an toàn.

Đối với các tấm thạch cao, hãy chọn tấm cứng chắc, lõi mịn. Kinh nghiệm cho thấy, chất lượng lõi tấm đồng đều sẽ giúp tấm bền chắc hơn và dễ uốn cong. Hơn nữa, tấm thạch cao chất lượng sẽ không bị bung giấy hoặc bị gãy khi uốn cong.

Chọn nhà cung cấp, đơn vị thi công uy tín

Đơn vị cung cấp vật tư và đội thợ thi công là những yếu tố bạn cần quan tâm hàng đầu trước khi quyết định làm trần thạch cao bởi nó quyết định độ bền cũng như tính thẩm của công trình. Chất lượng của trần thạch cao một phần phụ thuộc vào kỹ năng thi công, lắp đặt và hoàn thiện của nhà thầu. Do đó, bạn cần chọn được đội thợ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm chuyên môn, có tâm để sở hữu công trình như ý. Mặt khác, gia chủ nên tránh chọn quá nhiều nhà cung cấp đơn lẻ bởi họ có thể đổ lỗi, thoái thác trách nhiệm cho nhau khi sự cố không mong muốn xảy ra.

Cân nhắc về giá

Hiện nay, giá và cách thức báo giá thi công trần thạch cao trên thị trường rất đa dạng. Có thể do hạn chế về mặt tài chính mà gia chủ thường băn khoăn chọn giữa đơn vị cung cấp, nhà thầu thi công báo giá rẻ với đơn vị có giá cao hơn hẳn. Tuy nhiên, thực tế chứng minh, hoàn thiện trần thạch cao với mức giá quá rẻ có thể sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của công trình.

Khi sử dụng trần thạch cao giá rẻ, gia chủ có thể phải đối mặt với những nguy cơ như sản phẩm chất lượng kém hoặc không đồng bộ; thi công không đúng kỹ thuật; đội thợ làm nhanh, làm ẩu để rút ngắn thời gian thi công công trình. Theo đó, trần thạch cao có thể bị cong võng, thậm chí là gây sập rất nguy hiểm.

Tham khảo thông tin kỹ thuật

Mặc dù việc thi công trần thạch cao thuộc về đội thợ nhưng bạn cũng nên tìm hiểu các thông tin cơ bản về kỹ thuật làm trần thạch cao để có thể giám sát trong quá trình thi công. Một khi nắm rõ các bước làm trần thạch cao, những khuyến cáo sử dụng từ nhà sản xuất… bạn sẽ cùng đội thợ hoàn thiện công trình một cách tốt nhất có thể.

Ngoài ra, với nhà mái tôn, gia chủ không nên làm trần thạch cao quá sát với phần mái. Thay vì thế, nên tạo ra khoảng trống nhất định giữa mái và trần bởi nó có tác dụng đáng kể trong việc chống nóng, chống ồn.

XEM THÊM: Xây nhà trọn gói Hà Nội: Địa chỉ uy tín, giá thành rẻ nhất

Đơn giá xây dựng trần thạch cao

Công ty TNHH Xây dựng TXD xin gửi đến quý khách hàng đơn giá xây dựng trần thạch cao mới nhất 2020 với nhiều ưu đãi.

BẢNG GIÁ TRẦN THẠCH CAO (Trần chìm)

Loại Trần Khung xương Đơn giá từ  40 – 100 m2 Đơn giá > 100 m2
Trần thạch cao phẳng + giật cấp Hà Nội 145.000đ/m2 140.000 đ/m2
Tấm thạch cao Gyproc, Knauf Vĩnh tường 155.000 đ/m2 145.000 đ/m2

Bảng giá trần chưa gồm sơn bả

BẢNG GIÁ TRẦN THẠCH CAO (Trần thả)

Loại Trần Khung xương Đơn giá từ  40 – 100 m2 Đơn giá > 100 m2
Trần thả: tấm 600×600 Hà Nội 140.000đ/m2 135.000đ/m2
Tấm thường Vĩnh tường 145.000đ/m2 140.000đ/m2
Trần thả: Tấm 600×600 Hà Nội 165.000đ/m2 155.000đ/m2
Tấm chịu nước Vĩnh tường 175.000đ/m2 165.000đ/m2

BẢNG GIÁ LÀM VÁCH THẠCH CAO ( 01 & 02 mặt)

Loại vách Khung xương Độ dày Đơn giá
Vách thạch cao – 01 mặtTấm thạch cao Gyproc Hà Nội 62mm 145.000đ/m2
Vĩnh tường 62mm 155.000đ/m2
Vách thạch cao – 02 mặtTấm thạch cao Gyproc Hà Nội 72mm 170.000đ/m2
Vĩnh tường 72mm 185.000đ/m2

BẢNG BÁO GIÁ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO HOÀN THIỆN

Chi phí làm phần thô:

Giá thi công trần khung Hà Nội: 140.000đ/m2 – 155.000đ/m2.

Giá thi công trần khung Vĩnh Tường: 150.000đ/m2–165.000đ/m2.

Chi phí SƠN BẢ hoàn thiện:

Bao gồm: xử lý mối nối với băng lưới, bột bả… (+10.000đ/m2).

SƠN: Maxilte (+50.000đ/m2), (Vách 2 Mặt +100.000đ/m2).

LƯU Ý

VAT: +10%

Sử dụng tấm thạch cao chống ẩm: +20.000đ/m2

Bảng giá chưa bao gồm SƠN BẢ: +55.000đ/m2

Bảo hành khung xương: 5- 8 năm.

Trên đây là bảng báo giá trần thạch cao ÁP DỤNG cho diện tích >50m2. Với diện tích nhỏ hơn vui lòng liên hệ:

LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD 

Hotline: 0944 869 880

E-mail: [email protected]

Địa chỉ: Liền kề 594, dịch vụ 13, khu đô thị Mậu Lương, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xây nhà trả góp trọn gói: Giá rẻ nhất, miễn phí thiết kế

NAM NGUYEN

Xây nhà trọn gói tại Quận Bắc Từ Liêm Hà Nội Chuyên nghiệp Uy tín

TXD Construction

Xây nhà trọn gói giá rẻ nhất thị trường, không nên bỏ lỡ

NAM NGUYEN

Leave a Comment